Trong bất kỳ nền văn hoá nào, cách sống và cách đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời luôn là một câu hỏi quan trọng cần giải đáp. Với nhà triết học Massimo Pigliucci, câu trả lời đã có sẵn từ vài ngàn ngăm trước, từ các nhà hiền triết khắc kỷ của Hy Lạp cổ đại.
Chủ nghĩa khắc kỷ Hy Lạp được Zeno thành Citium khởi xướng và nhiều nhà hiền triết khác phát triển, trong đó có Seneca, Epictecus, và hoàng đế La Mã Antoninus Augustus. Di sản của họ không chỉ là lý thuyết, mà là giải pháp thực dụng và hợp lý cho cuộc sống. Đức hạnh của họ là dũng cảm, chừng mực, công bằng và phần quan trọng nhất: khôn ngoan. Người khắc kỷ hiểu biết những giới hạn của mình, biết mình không thể kiểm soát được tất cả mọi sự trên đời. Từ đó họ cố gắng giải quyết những gì trong tầm tay, cố hết sức mình và chấp nhận kết quả nếu nó không như mong muốn. Họ theo đuổi đức hạnh hơn là giàu sang hay sung sướng, luôn luôn học tập từ những tấm gương đạo đức của tiền nhân. Và nhờ đó, họ luôn luôn điềm tĩnh trong những thời điểm gian lao của cuộc đời và cả lúc cận kề cái chết.